———————————d&c———————————
Lược sử
16-11-1928: Thượng Giáo Sư Trương Ngọc Khuê (thông phán), lập thánh thất Mộc Hóa tại nhà riêng và làm chủ thánh thất đầu tiên. Nhà hình chữ đinh, ba gian, lợp ngói. Sau khi thỉnh Thánh tượng ở Tây Ninh về, Phối Sư Thái Ca Thanh đem đồng tử Thiện Bình đến làm lễ khai đàn trấn thần. Đức Chí Tôn phong ông Trương Ngọc Bảo (trưởng nam ông Khuê) là Ngọc Giáo Hữu.
1930: Ông Trương Ngọc Khuê thường lui tới Mỹ Tho, theo phái Minh Chơn Lý.
1938: Thầy dạy nên cất thánh thất lại cho hợp kiểu mẫu.
04-4-1939: Lạc thành thánh thất Mộc Hóa.
29-01-1939: Thầy đổi tên thánh thất Mộc Hóa là thánh thất Tân Lập.
1945: Dở ngói thánh thất đem chôn dấu ngoài bờ tre, chừa một ít ngói trên chót nóc che bàn thờ. Chỉ cúng ban ngày. Cuối năm, lợp ngói lại. Ông Trương Ngọc Khuê xin phép cất đúng theo kiểu thánh thất. Bà Quỳnh Kháu Hương hiến một số cột kèo.
1946: Đầu năm, thánh thất bị bắn phá hư nặng nề.
1946: Cuối năm, thánh thất bị đốt cháy rụi.
1947: Đầu năm, thân mẫu ông Lê Văn Phát (Ngọc Phát Thanh) hiến một ngôi nhà ba gian để cất lại thánh thất. Bổn đạo bầu Giáo Sư Ngọc Bảo Thanh (con trai ông Trương Ngọc Khuê) làm chủ thánh thất. Ban cai quản gồm có: Chánh Hội Trưởng: Trương Ngọc Bảo; Phó Hội Trưởng: Bùi Văn Quyền; Thủ Bổn: Bùi Văn Thủ; Chánh Thơ Ký: Trương Văn Dần; Phó Thơ Ký: Bùi Ngọc Phu.
1948: Đầu năm, thánh thất Tân Lập bị Pháp đốt rụi.
20-6- 1948: Bổn đạo đang cúng giờ Ngọ (đại lễ Tam Tôn), bất ngờ nhiều tàu chiến của Pháp từ phía Tân An chạy lên, xả súng bắn liên hồi vào thánh thất. Thánh thất bị sập, thiệt hại hoàn toàn, nhưng không thiệt hại về người. Bổn đạo cất thánh thất tạm bằng cây cột tràm, lợp tranh lá.
17-10-1949: Chánh Phối sư Thượng Khuê Thanh (sinh năm 1868) quy thiên.
1950: Cuối năm, chủ thánh thất là Phối sư Ngọc Bảo Thanh tản cư về gần thánh thất Thủ Thừa. Phối sư Thượng Quyền Thanh được bầu làm chủ thánh thất.
10-8-1957: Dời thánh thất lui ra phía sau, gần quốc lộ 62, cách nền cũ 150m, nơi phần đất của ông Thái Âu Thanh (Phan Văn Âu) hiến cúng một mẫu. Bổn đạo góp tiền bạc, cột kèo, tranh tre và công sức. Gia đình Chánh Phối Sư Thượng Ký Thanh (Bùi Văn Ký) và Ngọc Phát Thanh (Lê Văn Phát) hiến cả nhà cũ để cất thất.
26-02-1958: Khánh thành thánh thất. Ông Thái Tấn Thanh được bầu làm chủ thánh thất.
1969: Cuối năm sửa chữa, đến 18-6-1970 mới xong.
1985: Sửa chữa lần hai.
Tháng 01-1990: Xây xựng lại thánh thất. 07-7-1990 làm lễ an vị và lạc thành. Thánh thất tạo được một mẫu ruộng và ba, bốn mẫu tràm.
2000: Tòa Thánh Định Tường được cấp tư cách pháp nhân, có hiến chương hành đạo và đổi tên là Tòa Thánh Chơn Lý. Ở thánh thất thì chủ thánh thất là thành viên ban cai quản có nhiệm kỳ năm năm.
2003-2005: Nâng nền và tu bổ tổng quát, nhờ tiền bán một mẫu tràm và cùng tiền công quả của bổn đạo, nhất là của gia đình bà Phối Sư Quỳnh Danh Hương (Phan Thị Danh) và gia đình chị em bà Quyền Đầu Sư Quỳnh Diệu Hương (Lê Thị Diệu).
Nhân sự 2001-2005: Trưởng Ban Cai Quản: Bùi Văn Để; Phó Ban Cai Quản: Lê Ứng Luông; Phó Ban (chủ thánh thất kiêm Thủ Bổn): Bùi Văn Chính; Thơ Ký: Lê Văn Khải; Ủy viên phụ trách đạo tràng: Bùi Văn Mỹ; Ủy viên phụ trách Lễ Viện: bà Bùi Thị Chạy.
Nhân sự 2006-2012: Trưởng Ban Cai Quản: Bùi Văn Chính; Phó Ban Cai Quản: Phan Văn Chiền; Phó Ban (chủ thánh thất): Lê Văn Cảnh; Thơ Ký: Nguyễn Hoàng Sang; Thủ Bổn: Nguyễn Văn Đức; Ủy viên phụ trách đạo tràng: Bùi Văn Hiền; Ủy viên phụ trách Lễ Viện: bà Bùi Thị Học.(*)
Ghi chú: (*) Chân thành cảm tạ Anh Lớn Quyền Thái Đầu Sư Trương Văn Dần (Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý) đã trợ giúp tài liệu.