ĐỀN THỜ CỮU CUNG
Đền thờ Cữu Cung ở cuối dãy Tây lang, được dành riêng cho nữ phái. Trước khi hành lễ nữ phái phải đến phụng kỉnh (xá) bàn thờ ngay chính căn giữa với bài vị bằng chữ Hán “Cữu Cung nương nương”.
Cữu Cung nương nương là vị Tiên nữ thời Thượng cổ có nhiều tên, nhiều kiếp tu hành đắc quả đã hóa thân giúp đời, độ thế trong chín cõi Ta bà được Thượng Đế sắc phong hiệu là Cữu Thiên Huyền Nữ, đem đạo đức phỗ hóa giác ngộ độ đời gọi là Phổ Hóa nương nương, được Đức Mẹ giao phần trách nhậm làm đầu chín cung, trong Diêu Trì Kim Điện của Tây Vương Thánh Mẫu. Tượng trưng cho tinh thần đạo học của chín vì sao trong chòm sao Vua, đã giáng phàm hoặc còn ẩn hầu hộ lực cho nử phái tinh tấn tu hành, do Nử Oa làm chủ quản.
Chín cung là : Tham Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Liêm Trinh, Phá Quân, Văn Khúc, Vũ Khúc, Tã Phụ, Hữu Bậc nên có câu :
“ Lần thứ chín Cữu Thiên Huyền Nữ Diêu Trì Cung Kim Tự sắc phong Tây Thiên Vương Mẫu đẹp lòng Giao phần trách nhậm chín cung làm đầu”———————————d&c———————————
PHỖ ĐÀ CẢNH
Ngôi thờ thứ hai trong khuôn viên Tòa Thánh, nằm về phía Đông ngang Châu Thiên Đài là cảnh quan riêng biệt dành cho nữ phái hành lễ Đức Mẹ, do Đức Phỗ Đà làm viện trưởng (Quỳnh GIÀU hương). Ngôi thờ có hai tầng thượng lầu và hạ hiên chia làm 6 phần để thờ phựợng kỉnh tôn (1). Hiên trước đi vào gọi là Phổ Môn, vào phía trong là tổng thể của Viện gọi là Đà Viện. Thẳng vào chính giửa nơi thờ Đức Mẹ gọi là Chánh điện, có bàn thờ với bài vị bằng chữ hán: “Diêu Trì Kim Mẫu”, dưới có ngai đèn chín ngọn gọi là Cữu Thiên Khai Hóa. Hai bên Đông Tây thờ chư Phật chư Tiên, chư Thiên Chư Thánh.
Nơi Điện PhỔ Đà có tấm hoành: “Đạo tâm vô tận”, nền vàng chữ đỏ, và 3 đôi liễn tính từ ngoài vào trong :
1 - Tạo hóa chuyễn sanh sanh hoặc hữu hoặc vô định chí tu thường tin thiệt đắc. - Vận truyền cơ khắc khắc khả hành khả nghiệm kiên thành công quả nghiệp nhơn tồn . 2- Phổ Môn quãng đại quang Tiền Mẫu - Đà Viện nguy nga dũ hậu nhi 3- Ngũ thể diệu truyền lãnh nữ hành hướng qui nhứt đức vô phàm chung hiệp nhứt - Tam Kỳ Chơn Lý hội sanh đồng linh hạnh sơ hiền tư niệm thỉ nguyên sơ Phía sau Chánh điện có bàn thờ và di ảnh của nhị vị Tiên Nữ là: Thể Liên Tiên nữ và Phỗ Đà viện Trưởng, gọi là hậu đường, phía Đông gọi là THÀNH, phía Tây gọi là TỰU (2) Phổ Đà Cảnh có phong cách thờ tự phụng kỉnh riêng biệt, chỉ thờ Đức Mẹ Tây Vương Thánh Mẫu và ngai đèn chín ngọn. Đây là biểu đồ vận động thể hình theo lý biến động trong cữu vận. Ngôi Chị Thể Liên dạy:“ Phỗ Đà tiểu cảnh lập xong Ngội thờ Đức Mẹ Mỹ phong một Tòa”--------------------------------------------------------------------(1) Phỗ đà có 6 phần: hình thể Phỗ Đà chia làm 6, cũng có ý nghĩa chung nhứt từ lý Bát Quái dịch số mà ra .- Bắc: cừa vào quẻ Thiên Phong cấu (sự chết bắt đầu từ sự sống)- Nam hậu đướng quẻ địa lôi phục (sự sống bắt đầu trong cái chết)- Trung ương là Chánh điện thờ (là tổng họp các pháp địa thiên thái) (2) - Đông thành chỉ nghỉa con người bắt đầu từ Đông mà sinh ra. - Tây tựu chỉ nghĩa sự qui nguyên của vật thể và con người———————————d&c———————————
Ý NGHĨA CHÍN NGỌN ĐÈN THỜ NƠI PHỔ ĐÀ
Ngai đèn có 9 ngọn thờ nơi Phổ Đà cảnh được đặt dưới bài vị thờ DIÊU TRÌ KIM MẪU, nơi Chánh điện, theo thứ tự 1-2-1-2-3, gọi là Cữu Thiên Khai Hóa (số 9 của Thầy khai Trời mở đất).
Nên 9 ngọn đèn thể hiện cho sự vận động của nhị khí Âm Dương trong Hậu Thiên Bát Quái, để kết thành Trời Đất vũ trụ gọi là thông-hành thể-dụng Cữu Cữu Hóa Nguyên (1) ( ) giữa Ly Khảm ký tế, để biểu thị cho nguồn Chơn âm gọi là Tam Tam Cữu Cữu.
Cũng như tại Châu Thiên Đài thờ Thầy biểu tượng Thập Ngũ là nói về cơ cấu bộ máy vũ trụ, do Thái Cực khí sinh ra. Còn nơi Phổ-Đà Cảnh thờ Đức Mẹ bằng ngai đèn 9 ngọn gọi là Cữu Tam hay Tam Cữu chia ba.
---------------------------------------CHÚ THÍCH : Ngai đèn ở Phỗ đà cảnh khác với ở Châu Thiên đài. (1) số Tham Thiên lưỡng địa : là chỉ số 5 trung ương gồm cả âm là 2+3 =5. Số 3 là căn của dương, số 2 căn của âm. Số Hoàng-cực gọi là số sinh và tử. Nho giáo gọi là phương sanh, phương tử.Trong Chu Dịch nguyên chỉ : - Bất khả tương ly vi tham, khả tương ly vi tam - Bất khả tương ly vi lưỡng, khả tương ly vi nhị. (Không lìa nhau gọi là tham , lìa nhau gọi là tam, không lìa nhau gọi là lưỡng, lìa nhau gọi là nhị.) Là nói số dương căn 3 và số âm căn 2. - Đồ Thơ Lục diện (Hà đồ và Lạc Thơ) Ám chỉ cho trong ngoài âm dương để kết thành bầu trời vũ trụ . - Hà Đồ có 4 chánh và trung ương (5), Trời Đất - Lạc thơ có 4 chánh và 4 phụ (10) Trung ương .Số Ngũ Thập sinh hóa cơ Thần (Lạc Thơ có 45 số, Hà Đồ có 55 số)(3) Cữu Thiên Khai Hóa (Lạc Thơ vận chuyển): - 9 ngôi tượng trưng 9 cung hình thành Ngai đèn thờ tại Cữu cung . - Một vạch đầu – một đuôi . - Hai bên sườn trái phải - Hai vai trái phải. - Một vạch gần chân trái - Một vạch chính giữa lưng . - Một vạch chân phải.Lạc Thơ tổng cộng có 45 số ( 2.4.6.8.10 =45 ).(4) Hà Đồ có 4 phương chính, đứng theo hình chữ thập (+) (Đông tây nam bắc trung ương) .Đứng giữa lằn kinh vĩ (ngang dọc), chủ ngôi Thái cực.Lạc Thơ có 4 phương chính, 4 phương cạnh, đông tây nam bắc . (Lạc thơ không có số 10) .Ngũ Hành có 2 quan niệm Ấn và Trung .- Ấn Độ: 5 nguyên tố vật thể (Tứ Đại ngũ thể) - Trung Quốc: 5 nguyên nhân vận động vũ trụ trong thiên nhiên .———————————d&c———————————
VẠN LINH ĐÀI
Vạn Linh Đài là đền Thánh thứ tư của Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý đặt ngoài khuôn viên Thánh Địa khoảng 1,5 Km về phía Bắc.
Ngôi đền có 3 gian 2 chái và một hậu đường. Ở chính giữa thờ Thầy có Thánh Tượng Tâm Thần và Ngai đèn Thập Ngũ Linh Đăng, có 4 bài vị Tứ Thánh, hai bên có bàn thờ Chư Phật, Chư Tiên, Chư Thiên, Chư Thánh. Phía dưới bên tả có bàn thờ Chơn Linh Nam, bên hữu là bàn thờ Chơn Linh Nữ. Trên khoảng không gian chính giữa nơi Điện thờ có tấm hoành nền đỏ, chữ Hán màu vàng “ Tu Chơn Lý Chánh” và khuôn đèn lục giác. Ở hậu đường có bàn thờ linh vị Hiền nhân
(Các Chơn Linh có công với đạo).
Vạn Linh Đài được thành lập sau thượng cổ 5 năm (1953) do Đại Đức Bữu An Thiên chủ xướng và lãnh trách nhiệm với Vô-Vi .
Vạn-Linh Đài với ý nghĩa là Chiêu-hồn linh tập tất cả chơn linh trong cõi giái ba, đã mãn kiếp trần được chiêu tập về đây, chờ lịnh phán xét của Thượng Đế (Chưởng Án) để tương công chiết tội, do lành dữ mà các sinh hồn đã làm trong lúc sanh tiền. Đức Chí Tôn có dạy :
“Để lời kêu gọi Vạn Linh
Đồng chung về một chớ kình cự lâu”
Cũng như hồi Nhị kỳ phổ độ, thời Phong Thần, Đức Khương Thái Công lãnh trách nhiệm của Tam Giáo lập Đài Phong Thần (Vạn Linh Đài) để phong Thần cho các vị tu hành chưa được đăng quả Tiên Phật.
———————————d&c———————————
VÔ VI HỒI QUÁN – VÔ VI CẢNH
VÔ VI Hồi Quán gọi chung là Vô Vi Cảnh, là nguồn gốc nguyên nhân mở đầu Đệ Tam Tiểu thời của Cao Đài Chơn Lý, lập thành hệ thống đạo Tam Kỳ và cũng là nơi bậc Chơn Sư Thiên Tài xuất hiện, đứng ra gánh vác nền đạo thời đệ Tam tiểu.
Vô Vi Hồi Quán là ngôi thờ mang tính cách lịch sử, di tích của thời tiền khai quá độ (Đệ Tam Tiểu thời) của Cao đài Chơn Lý, khi Đại Đức Tam Tôn Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài chưa ra mặt với Hội Thánh. Đây là cái nôi Thiêng liêng mà Đức Chí Tôn đã ung đúc nuôi dưỡng dành riêng cho bậc vĩ nhân xuất thế độ đời bằng đạo lý vô vi Thiên điển, dùng cái Tâm thanh tịnh hiệp cùng Trời viết ra kinh sách. Vô Vi Hiệp Thiên Đài gọi tắt là Vô Vi, lúc tiếp điển là Vô Vi và khi nghỉ ngơi an dưỡng gọi là Hồi quán, nghĩa là hồi tâm định xét, quán tưởng căn lành, cũng như Hồi quán ngày xưa của Đức Khổng Tử, theo lời Đức Chí Tôn dạy : “Hai chữ đó ngày xưa Khổng Phu Tử lập ra Hạnh đường dạy đạo, thì có để ra hai chữ đó để thử lòng học trò coi có ai biết mà làm cho phù hợp với ý nghĩa hay không, thì trong đó cũng có nhiều người làm ra cái nhà trước là Hạnh Đàn gọi Hồi Quán, là chỗ để cho ai về đó thì trong lòng cũng có chút hồi tâm nhớ lại cội nguồn, là quán cái căn lành.”
“Ngày nay Thầy quyết lập chỗ đó, nhà của Con là Hiệp Thiên Đài Vô Vi, nên để tên là Hồi Quán đặng mỗi đứa coi lấy mà tu, đừng có cãi Trời mà vướng tội”.
Đức Chí Tôn có dạy : “…Vô Vi là cảnh đạo Trời Lập ra là để độ đời tỉnh tâm…”———————————d&c———————————
Ý NGHĨA – PHỦ THỜ
Mỗi cơ sở thờ tự đều có hình dáng kiểu cách khác nhau , nó được hình thành bởi những nhu cầu chung cho tín ngưỡng. Và trong nội tại của những cấu trúc, mang tính năng và dấu ấn tinh thần, theo chủ quan tính của Cao Đài Chơn Lý là “Sau nhìn trước thiệt làm theo”.
Nên Phủ thờ là nhà bia tên để tưởng nhớ, lưu công hàng chức sắc cao cấp lãnh đạo của Hội Thánh Cao Đài Chơn Lý, đã có công nghiệp công đức qua các thời kỳ hóa đạo.
Phủ thờ được xây cất tại đất Vạn Linh, cách Tòa Thánh về hướng Bắc khoảng 1,5 km đặt phía trước đền thờ Vạn Linh Đài, trong khuôn viên, có nền cao tam cấp, có 6 cạnh, 3 cửa, mái cong cao, theo kiểu cỗ kim rất thông thoáng hài hòa với Thánh địa Vạn Linh . Phủ thờ mang ý nghĩa trở về nguồn cội, tỏ lòng tri ân kính tưởng các bậc tiền nhân, tiền bối đã dày công chắt chiu gầy dựng nền Chơn Lý . Đây cũng là hiện tượng phát khai sám truyền của Di Đà thuở trước là:
“ Cơn cùng Tử Phủ nêu danh
Là cơn cùng khổ được thanh thới mầu”
Hoặc : “ Tử môn lời tạc danh lành
Phủ đình thâu dụng tập tành chỉ huy”
Phủ thờ là biểu tượng cho chũ nghĩa đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là đặc trưng của Cao Đài Chơn Lý, đã thể hiện bản chất nhân văn trong đường lối tu hành.
Phủ thờ, Phủ đình, Tử phủ tiếng gọi khác nhau tuy dị âm mà đồng nghĩa. Điều nầy đã nói lên giá trị tuyệt vời cổ kim gắn bó, trước qua sau nối, để bia vàng khắc tạc, toàn đạo ghi công, qua tinh thần câu đối liển phía cột thang :
“ Tử Phủ cơn cùng nêu danh tốt, đền Thiêng tỏ rạng, Hội Thánh đồng tâm lập thể”
“ Cao Đài ký kết để tiếng thơm, Đài Linh chiếu diệu, Chơn Lý nhứt trí tri công”
Tóm lại Phủ thờ là giá trị tinh thần, được qui kết qua bao chất liệu trong sạch tinh anh của các bậc tiền nhân và tên tuổi đã gắn liền với nền đạo Chơn Lý, mang tính bền vững lâu dài qua chứng nhân lịch sử được tồn tại như lời Đức Mẹ dạy “Xác thân tuy mất tiếng hiền còn đây”.
Lễ khánh thành ngày 16 tháng 4 năm Giáp Tuất (2004)