CHÂU THIÊN ĐÀI
CHÂU THIÊN ĐÀI đặt ngay cuối Cữu Trùng Đài, có 4 tầng theo hình bầu dục (Tháp tự) rộng 12 mét, cao 25 mét rút thon nhỏ dần, trên nóc có 6 góc, dưới 10 mặt. Bên trong đài ngay chính giữa là Thiên bàn thờ Đức Chí Tôn, bằng Thánh Tượng Tâm Thần có tia hào quang, bốn Bài Vị Tứ Thánh, có ngai đèn Thập Ngũ Linh Đăng và 15 ngọn đèn. Phía đông thờ Chư Thiên, Chư Thánh; Phía Tây thờ Chư Phật, Chư Tiên. Phía dưới Thiên Bàn có Ngọc Ỷ chạm hình Tứ linh. Kế đó là bàn thạch tròn (Bàn Án) trên bàn có một đèn lục giác màu đỏ.
Ở trên chính giữa có đèn lớn Thiêng Liêng lục giác màu xanh, dưới có Bàn thờ Chưởng Án Thiên Thần với bài vị “Thái Công Thượng Phụ”, trên bàn thờ có Hạnh Huỳnh Kỳ, đèn lục giác màu vàng.
Châu Thiên chỉ nghĩa cho bầu Trời Bạch Ngọc rộng lớn ở tầng không, che đồng nhân loại, vạn vật, ngàn trùng cao vọi, nơi ấy có vị Không Vương thường ngự là Chúa Tể Kiền Khôn, cầm quyền thưởng phạt, phán xét mọi điều khắp cả thế gian. Đức Chí Tôn có dạy:
“…Châu là Thế đại tương truyền Thiên Nhơn nhứt lý mối giềng gồm thâu…”.———————————d&c———————————
BÀN CHƯỞNG ÁN THIÊN THẦN
Bàn Chưởng Án đặt tại Châu Thiên trên bàn có bài vị bằng chữ Hán và cờ Lịnh (Hạnh Huỳnh Kỳ) màu vàng, thờ Đức Khương Thái Công Chưởng Giáo Thần Đạo, đã có công lớn với đạo, giáng điển chống vững An Thiên Đại hội.
Tiền thân Ngài sinh đời nhà Thương, lãnh lịnh Tam giáo Đại Hội Phong Thần lập Đài Vạn linh, cầm thẻ lịnh rước vào đài ở thời Nhị kỳ Phổ Độ. Nay đến Tam kỳ phổ độ giáng trần hiệp đủ Ngũ Chi, Chơn Linh Ngài lãnh lịnh Chưởng Án, Giáo Chủ Thần Đạo đứng ra tiêu phạt kẻ nghịch Trời phá Đạo. Ngài có công lớn với nền đạo, nên từ Tòa Thánh, Thánh Thất đếu có lập bàn thờ Ngài.
Chưởng Án Thiên Thần là một vị Thần, trông coi về án, luật, cầm quyền giám sát noi giữ luật Trời trong thời hóa đạo kỳ ba và thời chuyển Đạo. Mang tính năng răn trị kẻ nghịch Trời phá đạo, trong tinh thần bài vị xưng danh Chưởng Án Thiên Thần với tôn chỉ mục đích rõ ràng như:
“ CHƯỞNG quản ba mươi sáu cõi Trời ÁN từ phân định khắp nơi nơi THIÊN công luật cả tu thì hưởng THẦN đạo nào dung tội khuấy Trời” Với chức năng Chưởng án gồm có hai mặt vô vi và hữu hình.1.- Vô vi : Đức Thượng đế giao quyền cho Chơn Thần Đức Khương Thái Công (Thái Công Thượng Phụ) làm Chưởng Giáo Thần Đạo, giám sát 36 cõi Trời vô vi. Sang Nhị tiểu thời (1932) Ngài đã giáng điển nhiều lần để chống vững An Thiên đại hội. Với sứ mạng cầm giữ Án lịnh, Ngài đã dùng công tâm phán xét và sử dụng hai món báu là đã Thần tiên và Hạnh Huỳnh Kỳ thống lãnh Thần Giáo. “…Dẫu cho mình đá da đồng Đả Thần Tiên xuống cũng không còn hồn …”2.- Hữu hình : Sang đệ Nhị Tiểu Thời Chưởng Quản Cửu Trùng Đài Bửu An Thiên được Thượng Đế giao cho chấp chưởng quyền hành, thưởng lành phạt dữ. Trải qua thời gian dài (1932 – 1956) Đại đức Bửu An Thiên là Chưởng Án hữu hình, lấy công tâm, công chánh vô tà, vô tư mà khử bạo trừ tà, để nền đạo Chơn Lý được cầm vững an bền, mà Đức Chí Tôn đã giao cho ngài: “Lãnh phần chấp chưỡng quyền hành Cầm cân phạt dữ thưởng lành thế TA Cầm quyền Chơn Lý Giáiù ba Chí chơn chí chánh vô tà vô tư”.———————————d&c———————————
ĐÈN LỤC GIÁC
Đèn lục giác đặt giữa trung tâm Châu Thiên Đài có 6 mặt đều nhau màu xanh, bên trong có ngọn đèn thắp sáng thường xuyên . Đèn lục giác là đèn thiêng liêng, đèn vũ trụ hay đèn Trời, đây là tượng trưng cho ngọn linh đăng bất tuyệt, hiện tượng của khí Thái Cực truyền ban sự sáng, sự sống cho cả thế gian. Màu xanh chỉ cho sự tồn tại vĩnh hằng vốn có trong vạn hữu.
Sáu mặt hàm ý cho sự bao trùm vũ trụ, trong 6 cõi từ không gian đến thời gian. Nho có câu : “Tứ phương thượng hạ viết Vũ, cổ vãng kim lai viết Trụ” Nghĩa là bốn phương trên dưới là Vũ, xưa nay qua lại là Trụ. Nên đèn Thiêng Liêng chỉ cho điển huệ của Trời, hằng soi chiếu cho con người thức tỉnh tu hành . Đức Chí Tôn đã có dạy
“…Thiêng Liêng điển Huệ Ngọc Tòa Rọi cho người biết đặng mà tỉnh tâm…”.———————————d&c———————————
BÀN ÁN
Bàn Án đặt kế Ngọc Ỷ. Bàn tròn mặt thạch có đèn lục giác màu đỏ, phía trước 2 vị Chưởng Quản quỳ hành lễ. Bàn án khi có Lịnh Thầy quở phạt quý vị phản Đạo, nghịch Thầy. Những Án Lịnh để trên bàn đó chờ đúng giờ Đức Tam Tôn tuyên án.
NGAI NGỌC Ỷ
Ngọc Ỷ đặt dưới Ngai Thập Ngũ Linh đăng trong Châu Thiên Đài, đặt trên bụt cao có chạm trổ Tứ Linh màu đỏ, ở bực thứ nhứt của Cữu Trùng Thiên.
Ngọc Ỷ tỷ như Ngai Vua (Rồng) tượng trưng Ngai Trời.Đặc biệt chỉ dành riêng cho vị Không Vương tinh thần là Thượng Đế Ngự phán mọi điều khắp thế gian, qua khí Thiêng Trời Đất ung đúc vạn vật quy kết về bởi Tứ Linh (Long, Lân, Qui, Phụng) thể hiện 4 đức của Trời là Ngươn, Hanh, Lợi, Trinh.
Ngọc Ỷ chỉ khi nào được lịnh Thầy và vào ngày Đại lễ, Nhị vị Đại Đức mới được đứng lên phán xét truyền lịnh, nên vào ngày 14 tháng 5 năm 1938 Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài Ngọc Chơn Long đứng ra lãnh phần trách nhậm thay quyền 3 ngôi (Trời, Thầy, Cha) Tam Tôn Chánh Vị đứng trên Ngọc Ỷ mặc áo Khai Thiên thay mặt Tam Hồn trong những ngày Đại lễ.
———————————d&c———————————
NGAI ĐÈN THẬP NGŨ LINH ĐĂNG
Mỗi hiện tượng trên đời đều tồn ẩn và mang lấy những ý nghĩa riêng tư, để thể hiện một cái gì đó cho con người hoàn thiện hầu đạt đến nhất quán trong nội tại. Ở đây trên phương diện đạo đức Tôn giáo tín ngưỡng, chỉ lý giải bằng thuyết vô vi huyền học, nên mọi phiêu tướng hình thể tôn giáo chỉ là biểu tượng của đạo học huyền bí và được tồn tại theo xu hướng chủ quan của mọi sự vật qua Cao Đài Chơn Lý, những cung cách thờ phượng đến phiêu tướng triêm ngưỡng, đều khác hẳn với các hệ phái như : Ngai đèn Thập Ngũ Linh Đăng, Thánh Tượng Tâm Thần.v.v…
a.- Ngai đèn : Ngai đèn có 3 cạnh kết hợp thành hình tam giác, mỗi cạnh 5 tấc bằng nhau, bề mặt có 5 cấp, mỗi cấp cách nhau một tấc, thể theo tinh thần kinh dịch lý số, ấy là cơ cấu của bộ máy Tạo hóa theo hệ số 15 (3x5 = 15) của Hậu Thiên Bát Quái. Ngai đèn có 3 góc là chỉ sự sinh hóa vũ trụ vạn vật trong thời kỳ hưng vượng, như mặt Trời chiếu thẳng vào mặt đất, mỗi cạnh có 5 tấc, con số 5 là tượng trưng phối hợp của 5 hành vận chuyển theo thời tiết, chủ về sự viên mãng vui tươi. Đây cũng chính là mối giềng căn cơ sự sinh hóa của 3 ngôi Trời – Đất – Người qua số Tam Ngũ “Đạo sanh nhứt , nhứt sanh nhị , nhị sanh tam, tam sanh vạn vật”.
b.- Thập Ngũ Linh Đăng: là 15 ngọn đèn thiêng liêng, biểu hiện cho sự vận động của hai khí âm dương, đi vòng theo chu kỳ đại hóa của vũ trụ Đất Trời, có hàm ẩn một triết lý cao siêu về huyền học lý số và được bắt nguồn từ ngôi :
- Ngôi Một là Thái Cực Độc Nhứt là Trời, một ngọn.
- Ngôi hai là Lưỡng Nghi Âm Dương là hai Chưởng Quản, hai ngọn.
- Ngôi ba là Tam Tài Trời, Đất, Người, là Tam Bữu, Tam thanh đầu sư, 3 ngọn.
- Ngôi Bốn là Tứ Tượng: Thiếu dương, Thái dương, Thiếu âm, Thái âm là Tứ Bữu, 4 ngọn.
- Ngôi năm là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là Ngũ hành Thiên sư, 5 ngọn.Trong mỗi hệ, mỗi ngôi đều có mối thông đồng tương tác nhau, giữa Trời, Đất, Người theo vận hành biến hóa tụ tán của lý âm dương. Vạn vật được bắt đầu từ ngôi Thái Cực chưa phân hóa đến 4 tượng, 5 hành theo vòng quanh phản biến.Nho gọi là : “Thiên Địa tuần hườn châu nhi phục thỉ”
Đức Chí Tôn cho là: “Càn Khôn thế giái vận hành”. 1.- Thái cực:Là ngôi lớn không có gì lớn hơn hết, nên gọi là độc nhất có một không hai. Ngôi ấy tượng trưng cho nguyên khí đầu tiên còn nguyên vẹn chưa phân hóa, nên trong mỗi sự vật dù lớn hay nhỏ từ hạt nguyên tử đến tia cực đại đều tàng ẩn lý Thái Cực, nên trong kinh dịch có câu:“ Các hữu Thái Cực”.
Thái cực là bổn căn nguồn cội của mỗi sự vật nơi đã phát sinh ra Càn Khôn Vũ Trụ. Từ chỗ Nhứt một đó mới thiên ứng vạn hóa mà thông suốt mọi nơi, Nho gọi là “ Nhứt dĩ quán chi” , nên nói, trong mọi vật thể không nơi nào mà không có Thái cực điều khiển và phân hóa, làm chủ tể trong mọi động tác cho muôn loài. Kinh dịch có câu “ Nhứt vạn hóa chi căn , vi tinh vi nhứt”. Về mặt tín ngưỡng Cao Đài Chơn Lý đã đặt hết lòng tôn kính vào ngôi ấy, đó là biểu tượng cho Thượng Đế, Tạo Hóa, Trời là Thầy là Cha của ngôi Tam Tôn Đại, là Đấng toàn năng hằng sống, Chúa Tể Kiền Khôn, cầm quyền thưởng phạt, bao trùm cả vũ trụ thế gian sinh hóa cả muôn loài vạn vật. Đó là Ngôi Độc Nhứt vô hình, đó là vị Không Vương gieo truyền Chơn lý khai hóa Kỳ Ba tại đất nước Việt Nam, với bài thi dạy đạo năm 1925 tại tình Tây Ninh là :
“ Muôn kiếp cóTa nắm chủ quyềnVui lòng tu niệm hưởng ân thiênĐạo mầu rưới khắp nơi trần thếNgàn tuổi muôn tên giữ trọn biên” Nên mỗi tín đồ Cao Đài Chơn Lý tuyệt đối tin tưởng vào ngôi Độc Nhất, phán xét mọi việc ở thế gian qua 2 câu kinh : “ Ngôi Độc nhứt là trên cả thảy Xét đủ điều quấy phải thế gian” 2.- Lưỡng Nghi :Lưỡng nghi là biểu hiện cho hai khí Thái dương và Thái Âm, hai khí nầy được Thái Cực sinh ra cùng một lúc, tự nó vận động theo luật mâu thuẩn, cung cầu, phản phúc, lấy dư bù thiếu để giữ trạng thái quân bình trong vũ trụ. Lưỡng nghi thể hiện 3 ngôi lớn là:
- Trời: có Nhựt Nguyệt soi chiếu. - Đất: có nóng lạnh giao hòa . - Người: có Nam Nữ tương hợp Hai nghi không tách rời nhau, để định ngôi, định vị theo luật tụ tán của lý âm dương, động tịnh hổ trợ cho nhau, hễ cùn thì biến, cực lại phản, nên không thể nói độc dương hay cô âm mà trường cữu vĩnh hằng được. Vì đây là cái đạo lý lớn của Trời Đất, cương nhu giao hòa, kinh dịch có câu:: “Âm Dương chi vị đạo”.
Phần tín ngưỡng đối với lưỡng Nghi :Lưỡng Nghi là hiện thân xác hồn của đạo, là Chưởng quản lưỡng đài. Người tín đồ Cao Đài Chơn Lý, phải noi theo hai đức lớn là âm dương để dung hòa cho sự sống, không thái quá, không bất cập: Hễ có vật chất ắt phải có tinh thần, phải tùy thời biến diệc, biết lúc đứng ra hay đi vào cho phải đạo, phải rõ thông đường đi nẻo tới mà hành đúng với đạo mầu. Kinh dịch có câu:
“ Thời chỉ tắc chỉ , thời hành tắc hành, động tịnh bất thất kỳ thời”.Đức Chí Tôn có dạy: “Hành Thiên Đạo vô vi phải biết Chữ tùy thời biến diệc phải thông” Nên Lưỡng nghi đã thể hiện ở hai vị Chưởng Quản, Người đã Thừa Thiên Chi Mạng, sáng lập ra và cầm giềng mối Đạo Trời Tam Kỳ Chơn Lý, nên tuyệt đối tin tưởng Đức Chí Tôn đã phán :
“ Dưới hai Chưỡng Quãn rõ ràng
Ra cầm mối Đạo vững vàng lo chung”
Tóm lại, Lưỡng Nghi là Âm dương, nóng lạnh bởi ngôi Thái Cực mà có. Nó biểu hiện Xác Hồn của Đạo, là lý vô vi ở hai hình thể Lưỡng Đài, quãn lý cơ sở vật chất và ban truyền Thánh giáo, Thánh huấn phổ độ nhơn sanh tu hành.
3.- Tam Tài :
Là bổn phận của 3 ngôi lớn: Trời, Đất, Người. Nói đến Tam Tài là nói đến hành sự của 3 Ngôi, cái lý của âm dương tụ tán mà có ra hữu chất, hữu thể. Nguồn gốc ấy do Trời là dương, là Thần chủ về sự biến che chung. Đất là âm là khí chủ về sự hóa chở cả, người là âm dương phối Tinh chủ về sự hợp thương đồng, nên Tinh, Khí, Thần là 3 phẩm, 3 tài rất quý báu của 3 ngôi. Đức Chí Tôn có dạy : “ Tam Tài, Tam Bữu hóa sanh”.
Phần tín ngưỡng đối với Ngôi Tam tài :
Là ba món báu trong thiên nhiên vũ trụ như: Nhựt, Nguyệt, Tinh, ở người là thần khí tinh, ngừời tu noi theo đó mà diệt lần tam độc.
Ba ngôi ấy thể hiện ở Tam Thanh Đầu sư, thay mặt Tam Giáo giúp Thầy dạy đạo, nên tín đồ phải tin tưởng vào để có người lo chỉ bảo dắt dìu, tu hành có thỉ có chung.Đức Chí Tôn đã phán :
“…Các con muốn trọn chung trọn thỉ
Ba đầu sư lo chỉ dắt dìu…”Tóm lại là ba báu vật trong Trời Đất, được thể hiện ở tình thương lo chỉ bảo dắt dìu, cho mọi người hồi đầu hướng thiện, để trở về với cội lành căn trước. 4.- Ngôi Tứ Tượng:Là bốn hiện tượng đang vận động trong vạn hữu ở tầng không, đại diện cho nhị khí âm dương theo chu kỳ đại hóa của Trời Đất, được biện chứng qua 4 thời kỳ là thành, thạnh, suy, hủy hay là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Tứ tượng là Thiếu dương, Thái dương, Thiếu âm, Thái âm. Mỗi tượng đều có tính năng và bản chất hành sự nhưng vẫn chung nhứt qua sự động tịnh, sanh diệt, để tương tế nhau hầu lập thành một nguyên Trời từ Nhật, nguyệt, niên, thế, vận, hội.
Dương khí có hai tượng: Thiếu dương và Thái dương. Thiếu dương bắt đầu từ quẻ phục cung Tỵ, rồi giao lại cho Thái dương quẻ Kiền cung Tỵ và bắt đầu giao hoán cho âm khí nên kinh dịch có câu : “ Đông chí hậu vi hô” (Tiết đông chí là Trời thở ra ).
Âm khí có hai tượng: Thiếu âm và Thái âm Thiếu âm bắt đầu từ quẻ Cấn cung Ngọ đến Thái âm quẻ Khôn cung Hợi. Kinh dịch có câu: “Hạ chí hậu vi hấp”(Tiết Hạ chí là đất hít vào)
Bốn tượng nầy cứ thế luân lưu đi mãi gọi là Thiên địa chi vận khí. Phần tín ngưỡng đối với ngôi tứ tượng:Đây là bốn báu của trời Đất được thể hiện ở ngôi Tứ bữu, hàng thứ tư trong Thập Ngũ Linh Đăng và cũng là 4 báu ở văn phòng Tứ Bữu như: Cán, ngòi, mực, giấy, mà từ xưa lưu truyền trong việc dạy đạo. Đức Chí Tôn dạy:“ Mỗi một đứa lo tròn một việcGiấy cán ngòi mực viết son nghiênẤy là bốn báu lưu truyềnĐể dùng dạy đạo Thánh Hiền ngày xưa” 5.- Ngôi Ngũ Hành:Là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, là 5 hợp chất hữu cơ, cấu thành vạn hữu trong thiên nhiên và con người. Nên mọi vật thể nào cũng phải hấp thụ mà nên hình. Ngũ hành là 5 hiện tượng sống đang vận động trong không gian và thời gian để tạo sự cân bằng sinh thái cho thế giới hiện tại.
Mỗi hành đều mang tính chất khác nhau như đắng, cay chua, mặn, ngọt, tự khắc và tự sinh cùng hóa giải nhau. Năm hành được thể hiện qua tính ưu việt của từng hành như:
KIM : thu sát, thanh tịnh MỘC : vận động, sanh sôi THỦY :hạ giáng, hàn lạnh HỎA : thượng thăng, nóng bỏng THỔ :dung nạp, hóa dụcVà trong ba ngôi lớn đều có ngũ hành điều tiết như: - Ngũ hành Thiên: là Nhựt Nguyệt, Tinh tú, Gió giông, Sấm sét. - Ngũ hành địa: là vàng bạc, cây cối, nước lửa, đất đai. - Ngũ hành Nhơn: mắt thuộc mộc, tai thuộc thủy, mũi thuộc kim, lưỡi thuộc hỏa, tỳ thuộc thổ. Phần tín ngưỡng đối với ngôi ngũ hành :Đây là Ngũ vị Thần phương cầm quyền thống quản trong 5 cõi Càn khôn, để bảo vệ tinh thần tu tiến chúng sanh trong 5 bộ châu (1)
Đối với sự lãnh đạo, đây là trụ cột trong hàng Thập Ngũ Linh Đăng được Trời giao trọng trách giúp Tam Thanh điều hành đạo sự, qua việc trị loạn an bình trong nền đạo.
Đức Chí Tôn dạy :
“…Năm Thiên sư ngũ hành chánh trựcChung mối giềng gắng sức giúp ThầyĐó là cơ đạo ngày nayBiết rồi trước phải sợ Thầy mới nên…” Hay là :“ ..Năm Thiên sư khử bạo trừ tàThảy đều do một lịnh Cha Chung lo chống vững Thánh Tòa tại đây…” -------------------------------------------------
(1) Ngũ đại bộ châu:
- Đông Thắng Thần châu (địa linh bất diệt)
- Tây Ngưu Hạ Châu (Cực Lạc thanh Châu)
- Nam Thiệm Bộ Châu
- Bắc Cưu Lư Châu (Âu Châu)- Trung Ương Châu (Trung Thiên trung Châu). ' Thái-Cực,
' ' Lưỡng-Nghi,
' ' ' Tam-Tài,
' ' ' ' Tứ-Tượng,
' ' ' ' ' Ngũ-Hành.
------------------------------------------CHÚ THÍCH: TỊCH ĐẠO NAM : Tại sao đạo Đức Chí Tôn dùng đạo tịch là Nam thanh, Nữ hương. Thầy có dạy hai bài Thánh Giáo hồi thời mới khai đạo tại Tây ninh năm 1927: “THANH đạo tam khai thất ức niên Thọ như địa huyển thạnh hòa thiên Hư vô qui phục nhơn sanh khí Tạo vạn cỗ đàn chiếu Phật duyên” (Thầy khai đạo kỳ ba định tới 70 muôn năm , Thầy dùng cái họ đạo bên nam phái chữ THANH).
Thí dụ: Ngọc…………………….. Thanh .
Đạo bền lâu sánh cùng Trời Đất, cứ noi theo đó mà sửa đời thuần phong, người người làm theo, nuôi dưỡng khí thanh hạo nhiên trọn vẹn, được nêu danh vào vạn cỗ.
TỊCH ĐẠO NỮ “HƯƠNG tâm nhứt phiến cận Càn Khôn Huệ đức tu chơn độ dẫn hồn Nhứt niệm Quan Âm thùy bảo mạng Thiên niên đẳng phái thủ sanh tồn” (Thầy dạy phái nữ phải giữ gìn tâm đạo trong sạch, tinh khiết như mùi hoa thơm, thì mới về gần Thầy, ráng định niệm cho tâm phát huệ, thì mới an nhàn cái Chơn Thân và mật niệm Quan Thế Âm dù có thay đổi Chưởng Giáo thì tịch đạo vẫn còn hoài)
———————————d&c———————————