THÁNH TƯỢNG TÂM – THẦN. LẺ THẬT
(Tâm hòa Nhãn)
Tâm – Thần lẽ thật là biễu tượng tuyệt đối của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, trong đạo Cao Đài Chơn Lý đặt tại chánh điện nơi Thiên bàn mà hàng ngày môn đệ chiêm bái, thờ cúng, theo hình dáng kích cở đã định. Thánh Tượng khắc họa bằng quả tim tượng trưng cho Tâm hồn, màu đỏ, trong quả tim có tròng con ngươi, 3 màu trắng xanh đen tượng trưng cho Thần, bên ngoài quả tim có tia hào quang.
TÂM là luồng chơn không, khi biến động thì đi khắp trong vũ trụ, lúc bế tàn thì an tịnh trong vạn vật, có không, không có nó huyển hóa vô cùng.
THẦN là điểm linh diệu hượt bát sáng suốt trong thiên nhiên và con người, qua câu “ Quan thị Thần, Thần thị Thiên” . Bởi sự sáng nơi Thần, Thần ấy do Thiên lý ứng vào, nên Thần thông thì Tâm thấu suốt Trời Đất .
TÂM THẦN là sự nhận biết qua mọi âm thinh sắc tướng và vô hình, từ nhơn sự đến Thiên nhiên bằng Thần lực siêu nhiên trong vũ trụ Trời Đất, cùng phát tuệ giữa Tâm và Thần để suốt thông vạn lý nhờ đó phát quang ra cả 5 màu: đen, vàng, xanh, đỏ, trắng qua khí Thái dương hằng soi thấu vạn tượng.
Nên Tâm Thần là Ngôi Chúa Tể, đầu mối nguyên nhân của mọi sự hành tàng, được thông qua sự thấy biết
———————————d&c———————————
Ý NGHĨA BỐN BÀI VỊ TỨ THÁNH
THƯỢNG ĐẾ khai đạo kỳ ba tại đất nước Việt Nam với tiêu chí là qui chơn truyền của Tứ Đại Thánh Nhơn, để làm nền tảng cho việc phát khai Chơn Lý, qua chũ nghĩa Đại đồng nhân vị, hòa ái. Vì mỗi Tứ Thánh có phong cách đặc thù riêng, đã được đắc dụng trong đời sống tâm linh tinh thần của nhân thế. Tứ Thánh trước kia cũng là người đã tu hành đắc quả, để lại cho đời những quan điểm học đạo tu nhân qua các tôn chỉ như :
- Từ bi của Phật
- Trung thứ của Thánh
- Công bình của Tiên
- Bác ái của chúa (Da Tô)
Tuy phương pháp dạy đạo khác nhau về ngôn ngữ và địa lý, nhưng nhất quán cùng đường hướng tu hành, đều xuất phát từ tình thương nơi tâm mà mở ra mối đạo, giáo lý, giáo pháp tuy khác nhau nhưng chung quy cũng là cái TÂM, cái mà ngàn đời chẳng lạt, chẳng phai.
- Phật Tổ Như Lai dạy : Minh Tâm Kiến Tánh
- Đạo Tổ Lão Quân dạy : Luyện Tánh Tu Tâm
- Văn Tuyên Khổng thánh dạy : Dưỡng Tánh Tồn Tâm.
- Da Tô Giáo Chủ dạy : Thượng Đế tại Tâm.
Với quan điểm và đường lối của Cao Đài Chơn Lý thờ phượng Tứ Thánh chung cùng Ngôi Đức Chí Tôn để tỏ lòng tín ngưỡng về cái Tâm và đồng thời cùng cái Tâm Thượng Đế. Thầy dạy :
“Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi Chẳng cần Hạ giái vọng cao ngôi Sang hèn trối kệ Tâm là quí Tâm ấy Tòa sen của Lảo ngồi” .
———————————d&c———————————
BÀN THỜ CHƯ PHẬT – CHƯ TIÊN, CHƯ THIÊN – CHƯ THÁNH
THƯỢNG ĐẾ là Chúa tể Kiền Khôn cầm quyền Tạo hóa khi thân chinh giá hạnh Nam Thiên khai đạo kỳ ba, có đầy đủ chư Phật, Tiên, Thánh, Thần cũng đến giúp và trợ lực trong việc giáo hóa quần sanh.Gồm đủ quân Thần Tá sứ cùng phò trợ, có hệ thống rõ ràng theo chức năng của từng cấp bực giác ngộ. Nơi Bữu điện thờ Thầy, trong nhìn ra bên tả có Bàn kỉnh Chư Phật, Chư Tiên: bên hữu có bàn kỉnh chư Thiên, Chư Thánh bằng bốn chữ Hán mạ vàng.
Nên mỗi khi hành lễ, xá hai bên tả hữu, để tỏ lòng kỉnh tưởng chư vị đã góp công giác ngộ đạo đời, tùy theo tâm tánh nhơn sanh mà ứng dụng như :
- Chư Phật dạy : sám hối sửa lòng.
- Chư Tiên dạy : chơn không tự toại
- Chư Thánh dạy: chỉ đường thoát tục
- Chư Thiên dạy : dùng luật ngăn ngừa
Nên từ khi khai đạo đến nay cũng có rất nhiều bài kinh của các vị về cơ khuyên đời, công cao, nghĩa dày dạy dỗ. Đức Chí Tôn dạy cho lập bàn kỉnh để tỏ lòng biết ơn và hàng ngày nhang khói, nhớ những lời khuyên dạy mà làm theo.
Trong nội phần Châu Thiên từ cấp giáo Sư trở lên, phía trên cao có tấm hoành 4 chữ Hán mạ vàng : “Đạo quI nhứt thống” và có 4 đôi liễng từ trong ra ngoài :
1.- Châu bút ngự tiền phê sắc tứ Nam bang đại đạo đồng qui ư nhứt lý.
- Thiên môn trình mỹ thoại diệu truyền cơ chánh linh đài chung cỗ dụng Tam thông. 2.- Bá tánh hiệp tâm thành lưỡng tải hữu dư phương tạo viên hườn kiết liễu. - Mãn đàn hoan hỉ toại tâm tồn qui nhứt quả thừa nhân vị giao thông. 3.- Từ đây chuyển Tam Kỳ chánh giống - Đạo hoằng thông mới đúng luật Trời - Châu Thiên đài định yên nơi - Thầy ra cứu độ đạo đời cả hai . 4.- Đạo qui bổn để làm căn cứ - Là đạo tâm trung thứ diệu huyền - Qui tùng cực lạc bình yên – Nhứt danh Thượng đế thống truyền tại Nam.———————————d&c———————————
CỮU TRÙNG THIÊN
Theo quan niệm Á đông cho rằng con số cữu (9) là số cùng của vạn hữu, là số kết gốc mối giềng trong dịch lý, mà ngôi chí Tôn, Chí đại đã khai Trời mở đất, theo một chu kỳ lớn trong hào thượng cữu của Cơ vận Lục long, Đức Chí Tôn có dạy :
“Dịch kinh cữu số mối giềng
Phục Hy lấy đó nối liền từ xưa”
Cữu Trùng Thiên là chỉ 9 từng Trời, là tinh thần ẩn trong Cữu Thiên Khai Hóa do Càn Khôn hiệp nhứt. Một lần nữa, Đức Chí Tôn đã cụ thể hóa ra ngôi đền Cữu Trùng có 9 bực là từ Lễ sanh đến Chưởng Quản cho 9 từng tu tiến của tín đồ gọi là “Cữu Trùng Thiên Vận Chuyển Tam Kỳ”. Người tu phải kiên nhẫn qua 9 kỳ vận chuyển, giữ trọn thỉ chung mới mong trở về chầu Thầy nơi Bạch Ngọc Kinh, gọi là Chín từng bệ ngọc hay là Ngọc Kinh chín bệ. Số Cữu đã thể hiện sự vận động trở trăn trong 3 kỳ chuyển, từ vũ trụ đến con người, như vũ trụ thì chuyển theo lý Tam Nguơn Cữu Vận để đủ Tam Nguơn mà qui về Thượng Cỗ. Đức Chí Tôn dạy :
“ Có ba kỳ tiểu ẩn trong
Chuyển cho đến kiếp đại đồng lại qui”
Ở nhơn sự con người có Tam Thừa Cữu Phẩm, để trở về nguyên bổn chi sơ.
Đức Chí Tôn dạy :
“ Con muốn rõ công trình tập luyện
Tập luyện rành cữu chuyễn phải thông”
Tóm lại Cữu Trùng Thiên là tinh thần của Cữu Trùng Đài để thể hiện sự tu tiến của tín đồ, là cơ chuyển lập trong lý Tam Ngươn Cữu Vận , Tam Thừa Cữu Phẩm. Người tu cố gắng vượt lên để trở về cùng Thầy, gọi là “Chín từng rộng mở cảnh Âm dương”.
———————————d&c———————————
BÀN NGUƠN THẦN
Bàn thờ Nguơn Thần đặt phía sau bức tường Ngai thờ Đức Chí Tôn tại Châu Thiên Đài với bài vị có 4 chữ Hán “ Nguơn Thần Chánh Chiếu” được giữ gìn trang nghiêm thanh tịnh yên lặng, vì đây như cội nguồn tích chứa khí thiêng Trời Đất, để phát quang cho sự sống muôn loài muôn vật, Nho gọi là Tiên Thiên Nhứt Khí, đã thể hiện sự linh diệu huợt bát sáng chiếu đầu tiên, do trạng thái biến động của nhị khí âm dương sinh ra nên kinh dịch có câu: “Âm dương bất trắc chi vị Thần” Nên Nguơn Thần là hiện thân của khí Thái Cực hạo nhiên tròn đầy, lúc Thần phát ra gọi là Chánh Chiếu Nguơn Thần, khi con người nhận vào làm chủ bản thân gọi là Bổn Mạng Nguơn Thần, nên người tu cần cẩn trọng giữ gìn, bớt lần tham dục sân si, để lòng chơn chánh ngay thật, hầu tiếp nhận Ngôi Thần thì Tâm linh mới thông suốt vững vàng, trăm mối gồm thâu như lời Bạch Thắng đã dạy : “Ngôi Thần vững gồm thâu trăm mối Vừng Ngôi Thần mỗi mối đều thông.”
———————————d&c———————————
HANG THẦN
Hang Thần nằm sâu dưới đài Châu Thiên, đặc biệt dành riêng cho Thập Bát La hán và phụ trách Hiệp Thiên đài làm việc, sao chép kinh sách hội họp, người không phận sự không nên vào. Hang Thần hay Cốc Thần là bể chứa Thần, nơi đã sản sinh và dự trữ sinh khí của âm dương Trời đất, nên cần thanh tịnh, tinh khiết lặng yên cho Thần khai, tinh trọn gọi là an thần, như Lão Tữ nói: “Trừng tâm thanh tịnh, khả dĩ an Thần”, có như vậy thì đạo lý mới được hoằng thông, nhơn vật thạnh trị an hòa như trong bài Giác mê Ca, Di Đà đã dặn : “Trong Hang Thần đừng cho gián đoạn” Hang Thần chỉ về sự luyện đạo của giới tu hành, làm cho tâm ý hiệp nhất, gọi Thủy Hỏa Ký Tế hay Tâm Thận giao hòa. Nho có câu : “ Thận tồn tinh, Tâm tồn Thần”. Nên người tu phải giữ gìn tinh thần, đừng cho đảo điên giao động thì mới thấu trọn Ngôi trong và thông suốt Vạn lý. Đức Bạch Thắng có nói : “Định Thần thấu rõ ngôi trong Thần yên mới được lục thông vẹn toàn”.
———————————d&c———————————
CHỮ LINH
Chữ linh trong chữ Vạn gọi chung là Vạn Đăng Linh Tự, có đèn thắp sáng ngày đêm, ám chỉ cho sự sáng, sự sống vạn loại quần sanh. Nên Đức Chí Tôn dạy : “Mỗi người khi nhập môn tu hành, ghi tên tuổi làng xả gởi về nhập vào chữ Linh để hòa linh cùng Thượng Đế.”
Chữ Linh trong chữ Vạn vuông tròn một tấc, được đặt tại Đông và Tây hiên Châu Thiên, chữ có 4 màu: xanh, đỏ (nam) vàng, trắng (nữ)
Đến ngày lễ Tu My đem ra đưa lên cao, chung quanh đền Thánh Cữu Trùng (trước Hiệp Thiên Đài, sau Nguơn Thần, Đông Tây môn đền Thánh)
Chữ Linh trong chữ vạn là ám chỉ cho sự vận động vong tồn của mỗi kiếp chúng sanh. Nên mỗi chức sắc nào từ trần thì gở chữ linh của vị đó ra, khi nào đủ một vạn chữ mới đem thiêu gọi Linh thiêng hóa.
Thầy dạy “ Tự linh thiêu hóa gọi kỳ đồng sanh”
Và “ Quên linh nào dễ nhớ Thầy Vì linh có đó Thầy đây vô hình”
———————————d&c———————————
CHỮ XUÂN
Trong bốn mùa theo thời gian vận động, mùa xuân làm chủ đầu trong 4 mùa là niềm vui hạnh phúc cho vạn loài, từ thiên nhiên đến vạn vật con người, đều hớn hở tiếp nhận Xuân như người thân đi xa mới về. Nho có câu : “Xuân hữu tứ thời , xuân tại thủ”
Chữ Xuân chỉ về lý tinh thần, làm người phải biết làm sao tu dưỡng nội tại, tạo ra Xuân trong 4 mùa (giữ đạo hành đạo theo Chơn Lý) nên Xuân còn hàm ý nhắc nhở mọi con người phải tự mình tạo Xuân như lời Đức Chí Tôn dạy :
“ Tôn đường Chơn Lý gặp Xuân tư mùa”
Chữ Xuân vuông tròn trong một thước có bốn mặt, lộng bằng chữ Hán vàng, xanh, đỏ, trắng treo trứớc Bát Quái Đài, màu vàng phía trong cung Ly của Bát Quái đài
———————————d&c———————————
HÌNH CHỮ VẠN
Chữ Vạn là biểu đồ thuật số ma phương rất thần bí siêu nhiên, có từ thời cổ sơ, ám chỉ cho chiều vận động của âm dương, Trời Đất, có số 15 đếm đủ tám bề, nói kết liền nhau thành số thập ngũ, hình thành chữ Vạn, theo trục từ bắc về nam, theo chiều vận động từ trái qua phải.
Chữ Vạn được thể hiện cho mọi sự tốt lành viên mãng, hoàn thiện nhất trong vạn pháp. Nho có câu: “Vạn đức kết thành chi tướng”. Nó luôn luôn vận chuyển không ngừng, như hình mây, thể nước theo lý Trời “Chấp chưởng quyền cầm vạn linh”. Trong chữ Vạn đã hàm ẩn nội lực bên trong gọi là ngang bằng sổ ngay, trung hòa thập tự ( ) điền trung ( ) trong lý phá điền ( ) hiện vương.
Ngày nay chữ Vạn được đặt nơi trang trọng tôn nghiêm nhất, các nóc chùa, nơi thờ tự là muốn cho được sự tốt lành gom về mối một, từ ngoài nhìn vào.
Đức Chí Tôn dạy : “ Hình chữ Vạn là nêu danh tốt Vạn tường vân về một chỗ nầy”
———————————d&c———————————