Ý NGHĨA CHỨC SẮC ĐI CỬA BÁT QUÁI VÀO HÀNH LỄ ĐỨC CHÍ TÔN.
BÁT QUÁI ví như cái lò Tạo hóa, đang vận động trong bộ máy thời gian. Trong hai lẽ sanh khắc tử, tử khắc sanh, hễ thuận theo lý Trời thì còn, nghịch với lẽ Đạo thì mất. Cho nên mỗi cấp bậc chức sắc ra vào hành lễ Đức Chí Tôn, phải đi đúng cửa để tương sanh, cho đạo được sanh hóa trường tồn, nên ở đây chỉ lý giải và đề cập đến sự sanh khắc của vòng thời gian trong Bát quái :
- Thập Ngũ Linh Đăng
- Thập Bát La Hán
- Nữ Đầu sư
- Chánh Phối Sư
(Đi hết Nam tới Nữ)
Khi đi hành lễ vào Ly – Khảm trở ra Khảm – Ly. Hai quẻ nầy đại biểu cho tinh thần của hai khí âm dương (nóng lạnh, nước lửa) là đầu mối phát sinh ra vạn tượng trong vũ trụ, nên chỗ đứng vào hướng Nam Bắc.
Các chức sắc nêu trên đã kinh qua quá trình hành đạo, nhận chịu bao thử thách, như đi vào lửa ra nước hay vào tử ra sanh và đạt đến danh phận Thế Thiên Hành Hóa, hạp với tinh thần Tam bữu xứng phận Tam Tài, sánh ngang Trời Đất.
Từ cung Ly phương Nam qua Khãm phương Bắc là con đường trở về với Thầy, trong tinh thần âm dương hiệp nhứt (thủy hỏa ký tế) mới hóa sanh vạn loài của lý số 1 – 5 – 9.
(Số 9 cung ly, số 5 trung ương, số 1 cung khảm) từ sanh đến tử, nên phải chung thỉ một lòng theo đạo lấy Khảm thủy phương Bắc, hòa cùng Ly Hỏa phương Nam để đối xứng bổn phận ra vào cửa Khảm Ly, Ly Khảm.
Chức sắc Nam Phối Sư, Giáo Sư trở xuống.
Theo luật vận động Ngũ Hành sanh khắc hễ khắc thì tắc tử, xấu là tuyệt, nên chức sắc phải tuân theo lý tương sanh cho được vượng tướng, vì bậc nầy chưa được chánh Tam tài.
Chức sắc Nam đi vào cửa Chấn – Cấn ra Tốn
Nam chơn dương hành hỏa, khi vào cửa Chấn thuộc Mộc để lợi khí sanh vượng, Mộc sanh hỏa (sanh ngả giả tướng), Mộc Chấn nhờ Cấn Thổ để nuôi, khi sanh ra nhờ Tốn mộc phong (Gió mát mẻ đưa lửa về ngôi, gốc hỏa).
Chức sắc Nữ vào cung Đoài - Càn ra Khôn
Nữ chơn âm hành thủy, khi vào Đoài Kim để được vượng tướng, Kim sanh thủy (Sanh ngả giả tướng). Đòaì Kim cung Càn Kim để tăng thêm tướng (tướng sanh giả vượng) khi ra Khôn là Thổ cho thêm tướng vượng (Thổ sanh Kim là chủ mạng của nữ).
Nếu đi sai cửa tức là đi ngược cơ sanh hóa Trời Đất, không được vượng tướng mà còn vương vào tử tù, thế nên con người khó về tới đạo (Khắc ngã giả tử).
———————————d&c———————————
HIỆP THIÊN ĐÀI
Hiệp Thiên đài xây dựng thành ba gian, có 3 nóc nhô cao 2 tầng thượng hạ. Tầng thượng thờ đức Chưởng Giáo Thiên Tôn (Chơn Thần Đức Huê Lâm Lão Tổ), có ngọn đèn lục giác thiêng liêng treo chính giữa, nơi đây chỉ dành riêng cho Đại Đức Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, Ngọc Chơn Long (Hàng Long chơn Tánh) làm việc và tiếp điển Đức Chí Tôn để ban truyền Thánh lịnh dạy đạo thời đệ Tam, suốt 10 năm Mậu Dần – Đinh Hợi (1938 – 1947).
Tầng dưới để trống, chuông. Hiệp Thiên Đài là nơi tiếp điển để Ơn trên trao lời bằng Vô Vi điển, do Đại đức Chưởng Quản Hiệp Thiên đài thống quản điều hành mọi sự, thông qua bút pháp tâm truyền để viết ra kinh sách. Đây là cơ quan đầu não lãnh chỉ đạo toàn bộ, cả giáo lý chơn truyền từ hữu thể đến vô hình.
Hiệp Thiên Đài là biểu thị cho linh hồn của đạo, là cơ quan chủ quản lập pháp, đề ra chủ trương đường lối của Hội Thánh trong đệ Tam tiểu thời.
———————————d&c———————————
CHƯỞNG GIÁO THIÊN TÔN
(Thờ trên lầu HiệpThiên Đài)
Chưởng Giáo là vị Sư Tôn đứng đầu của bổn giáo,chấp chưởng cầm giềng mối đạo theo giáo pháp của bổn môn, như Khổng Tử chưởng giáo Đạo Nho, LãoTử chưỡng giáo Đạo Lão.v.v… nên đối với Cao đài Chơn Lý, Chưởng giáo có hai phần quan hệ giữa Vô Vi và Hữu hình.
1.- Vô Vi : Đức Thượng Đế giáng trần khai đạo kỳ ba bằng Chơn Linh thông qua cơ bút viết ra kinh sách, theo các thời kỳ khác nhau, và mỗi thời kỳ chuyển đều ủy quyền cho một vị Chơn Linh đã đắc đạo, lãnh vai Chưỡng Giáo , thay Trời cầm quyền thưởng phạt, giáo dạy gọi Thiên Tôn, nên Chưỡng Giáo thời đệ Tam là Chơn Linh của Đức Huê Lâm Lão Tổ theo tinh thần bài kệ Đức Sư Tôn cho năm 1941 là:
“Chưởng quyền thưởng phạt thay Trời
Giáo truyền đại đạo độ người trầm luân
Thiên điều mắc mỏ muôn phần
Tôn đường Chơn Lý gặp xuân tư mùa”
2.- Hữu hình : Chưỡng Quãn H.T.Đ Đại Đức Tam Tôn là chưỡng giáo thời đệ Tam được Thượng đế đặc phong chức Tam Tôn Chánh Vị , thay Trời điều hành mối đạo . Chưỡng Giáo Thiên Tôn về mặt giáo truyền Đại đạo từ năm 1938- 1947, Đại Đức lãnh phần chưỡng giáo khi ở ngôi vị Tam Tôn (Thầy, Trời, Cha) cầm quyền mối đạo Chơn Lý , theo chũ nghĩa gieo giống chi hưởng liền giống ấy, dùng giáo lý để truyền đạo, vì mạng Trời rất phi thường nên nghiêm chỉnh tôn trọng làm theo chớ không cầu đảo mà được, qua tinh thần bài thi như sau :
“Chưởng hoa dụ đắc hoa
Giáo đạo kỳ truyền đạo
Thiên mạng viết phi thường
Tôn nghiêm thùy khả đảo”
Tóm lại ngôi Chưởng Giáo Thiên Tôn thời đệ Tam ở vai trò có hai mặt, giữa vô hình và hữu hình như Hồn Xác, lãnh quyền dạy đạo thay Trời trong 10 năm Đinh Hợi - Mậu Dần, giữa Chơn Linh Đức Huê Lâm Lão Tổ và Đại Đức Tam Tôn.
———————————d&c———————————
CỬU TRÙNG ĐÀI
Cữu Trùng Đài là ngôi thờ có 9 căn , 9 bực nối tiếp liền nhau, từ Hiệp Thiên Đài đến Châu Thiên Đài. Đây là trung tâm chủ quản có 9 cấp riêng biệt, được thể hiện cho 9 bực tu tiến của tín đồ, có phẩm bậc ngôi thứ khác nhau từ Lễ sanh đến Chưởng Quản. Các chức sắc theo ngôi thứ trật tự đãnh lễ Đức Chí Tôn, được chia thành hai phái Nam và Nữ, bởi đường huỳnh đạo ngăn đôi. Cữu Trùng Đài được kiến trúc theo kiểu triều đình hay cung điện (Cữu Trùng Thiên) là trung tâm đền thánh. Cữu Trùng Đài là cơ quan thuộc hệ điều hành đạo sự, do Đại Đức Chưỡng Quãn Cữu Trùng Đài Bữu An Thiên đãm trách cả nội vụ lẫn ngoại giao, đặc quyền tổ chức theo tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong cơ cấu Thập Ngũ Linh đăng. Đây là cơ quan hành pháp, tổ chức thực hiện mọi sự của đạo và có các ban phòng trợ giúp theo từng chức năng quản lý.
———————————d&c———————————
ĐƯỜNG HUỲNH ĐẠO
Đường huỳnh đạo bắt đầu từ tầng hạ Hiệp Thiên Đài, ở chính giữa trung tâm Cữu Trùng đài đến Châu Thiên Đài. Đường nầy chỉ dành riêng cho các chức sắc Thập Ngũ Linh Đăng, Nữ Đầu Sư, Chánh Phối Sư và Ban Hiệp Thiên Đài đi vào Bữu điện hành lễ Đức Chí Tôn.
Huỳnh đạo là con đường Trung đạo, chủ nghĩa chung hiệp giữa Đất Trời Âm Dương, dịch kinh gọi: “Tham Thiên lưỡng địa” thuộc Trung cung số 5 hành thổ, màu vàng thuộc đất gọi là huỳnh (hoàng). Trình Tử nói: “Thổ giả Âm Dương xung khí chi sở kết giả”. Thổ là nơi âm dương khí giao kết nhau. Đức Lý Thái Bạch có dạy:
“Giao thông trên dưới Huyền Hoàng
Bốn phương tám hướng dọc ngang khôn cùng Bởi đạo bắt nguồn từ lý số và biến dịch theo Ngũ hành vận chuyển trong biểu đồ thờ Thầy dạy về dịch hóa, từ 1 đến 5 để lập thành hệ thống Trung Ương nên người tu làm sao cho đối xứng phận Tam Tài thì mới đi được đường Huỳnh Đạo, mà hiệp cùng Trời Đất, nói cách khác là chỉ về đạo trung trong lòng mỗi người. Chớ nên thái quá, bất cập, mà phải gìn giữ bền trọn theo Thầy như lời Đức Chí Tôn dạy:
“Con nào còn nhớ đạo trung
Rán bền tâm trọn để dùng về sau”.
———————————d&c———————————
BÀN NGƯỠN CHUNG
Bàn ngưỡn chung đặt trong cùng và giữa đường Huỳnh đạo ở Cữu Trùng Đài ngang cấp Giáo Hữu, trên bàn có chưng đèn, hoa quả, cấp dưới có ô chuông. Bàn nầy được gọi là bàn ngưỡn chung hay kệ chuông. Mỗi khi hành lễ Đức Chí Tôn do Ban Hộ Đàn phụ trách kệ “Chưởng quyền” (Kệ Khai chuông) và đánh chuông.
Trong đệ nhị tiểu thời khi dùng Bách linh cơ sám của Ngôi Chị Thể Liên, thì nơi đây dùng để xin xăm, có ống xăm gọi là bàn kỉnh xăm.
Sang đệ Tam Tiểu Thời không còn thường xuyên dùng nên trên bàn không có đèn nhang hoặc thờ cúng vị nào. Ngày nay Hội Thánh tưởng nhớ công ơn Ngôi Chị, nên chức sắc vào ra Bữu Điện hành lễ lạy Thầy, đều cúi đầu kỉnh tưởng.